Khảo sát và đánh giá năng lực cơ sở cơ khí trên địa bàn 4 tỉnh dự án BEST

  

Trong quý 1 năm 2022, Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn sáng tạo và Phát triển bền vững (CCS) đã triển khai hoạt động khảo sát và đánh giá năng lực của các cơ sở cơ khí địa phương nhằm đánh giá cơ sở vật chất, nhu cầu đào tạo và năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ khí hoá sinh khối trên địa bàn 4 tỉnh của dự án BEST tại Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái và Tuyên Quang. 

Cán bộ dự án của CCS cùng chuyên gia đi thực tế khảo sát, đánh giá tại cơ sở cơ anh Lộc Văn Quang,

TT Trại Cau, huyện Đồng Hỷ  tỉnh Thái Nguyên

Chuyên gia và cán bộ LMHTX tỉnh Yên Bái thăm và làm việc tại xưởng cơ khí Bùi Đức Huy,

Thị Trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

 

Sau các chuyến công tác khảo sát dài ngày của chuyên gia, cán bộ CCS cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan địa phương tại 4 tỉnh, kết quả đạt được của hoạt động gồm: 

Khảo sát, đánh giá 100  Cơ sở cơ khí tại Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai và Yên Bái;

 

Lựa chọn được danh sách hơn 40 Cơ sở cơ khí tại 4 tỉnh đủ năng lực, kinh nghiệm và cam kết tham gia vào khoá đào tạo chuyên sâu về công nghệ khí hoá sinh khối liên tục được tổ chức vào tháng 4 tới đây.

 

Chuyên gia dự án đang trao đổi về công nghệ và phỏng vấn tại cơ sở cơ khí Nguyễn Văn Tuệ,

thôn Sá Xém, xã Tà Phìn, Thị Xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Chuyên gia dự án và cán bộ TT KC tỉnh Lào Cai tham gia khảo sát tại cơ sở cơ khí Vũ Văn Chung,

tổ 10, TT Na Hang, huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang 

Nội dung khảo sát

Các tiêu chí đánh giá một cơ sở cơ khí địa phương có thể tham gia vào các hoạt động chuyển giao và tiếp nhận công nghệ VCBG của dự án BEST:

  • Năng lực về cơ sở hạ tầng gồm: Tổng diện tích mặt bằng, diện tích thực tế cho vận hành hoạt động cơ khí, diện tích kho chứa;
  • Năng lực thiết bị máy móc gồm: Số lượng các loại máy móc thiết bị có sẵn tại xưởng, các thiết bị chuyên dụng cho việc sản xuất, sửa chữa và bảo dưỡng VCBG;
  • Điều kiện sản xuất, an toàn lao động gồm chiếu sáng, bố trí sắp xếp các thiết bị cơ khí, nguyên vật liệu tại xưởng
  • Năng lực về tay nghề, đội ngũ công nhân: Số năm kinh nghiệm liên quan tới gia công cơ khí, kinh nghiệm trong việc phát triển sản phẩm, bảo dưỡng và sửa chữa các loại cơ khí giản đơn tại địa phương.
  • Sự sẵn sàng chuyển đổi, điều chỉnh lĩnh vực hoạt động và đầu tư thiết bị máy móc trong việc tham gia vào hệ sinh thái VCBG tại địa phương;
  • Nhu cầu đào tạo và sự cam kết tham gia, trách nhiệm của các cơ sở cơ khí khi tham gia vào hệ sinh thái ngay tại địa phương.

 

Một số hình ảnh khảo sát, đánh giá tại các cơ sở cơ khí địa phương

Cơ sở cơ khí Lưu Văn Văn, thôn Liên Hồng, xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Khảo sát cơ khí tại HTX Huỳnh Phát, An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Xưởng cơ khí Thủy Luyện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

  Cơ sở cơ khí Hùng Cường tại Xã Mường Hum, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Tiếp nối hoạt động khảo sát, đánh giá và lựa chọn các cơ sở cơ khí tại địa phương trong tháng 3, từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 4 năm 2022 CCS sẽ tổ chức khoá “Đào tạo xây dựng năng lực cho các cơ sở cơ khí địa phương để tham gia vào chuỗi giá trị thiết bị và dịch vụ VCBG” cho 40 cơ sở cơ khí thuộc 4 tỉnh tại TP Thái Nguyên với 2 ngày học lý thuyết tại Thành phố Thái Nguyên và 3 ngày thực hành tại huyện Đại Từ. 

CCS

Đối tác